CPA Australia là hiệp hội nghề nghiệp kế toán lớn nhất thế giới, với hơn 170.000 hội viên tại hơn 100 quốc gia và khu vực, trong đó có hơn 21.000 hội viên tại Đông Nam Á.
Doanh nghiệp nhỏ tin nền kinh tế trong nước sẽ tăng trưởng
9/10 doanh nghiệp được hỏi đều tin rằng nền kinh tế quốc nội sẽ tăng trưởng trong năm 2023. Đó cũng là tỉ lệ cao nhất trong số 11 thị trường được khảo sát. Việt Nam cũng đứng đầu danh sách ghi nhận tăng trưởng trong năm 2022 (78%).
COVID-19 tiếp tục là yếu tố tác động lớn nhất tới các doanh nghiệp nhỏ (có từ 10 - 49 nhân viên) tại Việt Nam trong năm qua. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng đã giảm. Chỉ 32% doanh nghiệp chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch trong năm 2022.
Theo TS Cấn Văn Lực - chủ tịch Ban tư vấn chiến lược khu vực phía Bắc (Việt Nam) của CPA Australia, những hỗ trợ kịp thời của Chính phủ giúp doanh nghiệp nhỏ phục hồi nhanh chóng.
Theo ông, kinh tế số phát triển nhanh chóng khi các doanh nghiệp tiếp cận nhiều hơn với kinh doanh trực tuyến do COVID-19. Nhờ đó, kinh tế nội địa có điều kiện tăng trưởng. Việc triển khai các hiệp định thương mại tự do sẽ thúc đẩy sự lạc quan của các doanh nghiệp.
10% doanh thu đến từ bán hàng online
Thương mại điện tử duy trì tăng trưởng ổn định. Khảo sát cho thấy hơn 10% doanh thu của 75% doanh nghiệp đến từ bán hàng online. Tuy nhiên, lợi nhuận từ đầu tư công nghệ giảm đáng kể, từ 82% xuống còn 51% trong năm 2022.
9/10 doanh nghiệp nhỏ có kế hoạch giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ mới trong năm nay. Điều này cho thấy đổi mới vẫn là yếu tố được chú trọng.
Theo khảo sát, Việt Nam thuộc nhóm có tỉ lệ chủ doanh nghiệp nhỏ tuổi nhất (30-49 tuổi).
Đặc biệt, doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam vẫn nắm giữ vị trí đầu bảng doanh nghiệp có nhiều tiềm năng đầu tư vào công nghệ cao nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2021.
Theo ông Lực, sự bùng nổ của nền kinh tế số cùng với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đang gia tăng vào nước ta có thể khuyến khích nguồn nhân lực ở cấp quản lý thành lập doanh nghiệp riêng. Kinh nghiệm của họ giúp đảm bảo tỉ lệ khởi nghiệp thành công cao hơn.
Trong ba năm trở lại đây, dưới tác động của đại dịch, các doanh nghiệp nhỏ đã tăng cường mạnh mẽ việc chuyển đổi số và áp dụng công nghệ.
"Đây là một đặc điểm thú vị của doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam. Điều này có thể cho thấy chủ doanh nghiệp có sự nhạy bén công nghệ cao hơn so với đồng nghiệp trong khu vực. Họ không chỉ thông thạo công nghệ và sẵn sàng đổi mới, mà còn có kinh nghiệm vững chắc để mở rộng hoạt động kinh doanh", TS Cấn Văn Lực nhận xét.
Tuy nhiên, khảo sát cho rằng họ cần tìm lời khuyên từ các chuyên gia tư vấn để cải thiện lợi suất từ đầu tư công nghệ, khi các công nghệ mới liên tục thay đổi và phát triển.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận