TT - Ngày 27-4, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã trao danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho đại đội dân quân phòng không xã Lam Hạ (Phủ Lý, Hà Nam) giai đoạn 1965-1972, đồng thời truy tặng danh hiệu Anh hùng cho nữ liệt sĩ Nguyễn Thị Thi - một trong mười nữ dân quân Lam Hạ đã sống, chiến đấu và hi sinh anh dũng khi chưa tròn 16 tuổi.
TT(Hà Nam) - Ngày 2-7, UBND TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam tổ chức gặp mặt kỷ niệm 55 năm giải phóng thị xã Phủ Lý, một năm thành lập TP Phủ Lý và phát động phong trào thi đua yêu nước, kêu gọi ủng hộ quyên góp xây dựng khu đền thờ các anh hùng liệt sĩ và khu di tích lịch sử văn hóa tỉnh Hà Nam tại xã Lam Hạ.
TT - Rất nhiều ý kiến bạn đọc gửi về tòa soạn Tuổi Trẻ sau khi đọc loạt bài “Mười cô gái Lam Hạ” bày tỏ những xúc động với sự hi sinh của các cô gái Lam Hạ, đồng thời đề nghị “chúng ta phải làm gì đó” để những trang sử vẫn mãi còn tươi. Và những đồng đội xưa của các cô gái Lam Hạ, những người đồng hương... cũng lên tiếng.
TT - Những đồng đội còn sống thường đến thắp nén hương trên đài tưởng niệm mười cô gái dân quân Lam Hạ đã hi sinh. Bên cạnh tấm bia đá khắc ghi từng dòng tên tuổi thân quen, mái tóc những chiến sĩ năm xưa nay cũng đã bạc trắng. Từng kỷ niệm sống và chiến đấu, từng gương mặt trẻ trung và xinh đẹp như sống lại.
TT - Chiến tranh trôi qua đã lâu nhưng ông Ngô Tiến Vạnh vẫn rưng rưng xúc động nhớ ngày 1-10-1966, ông đang là trợ lý trinh sát tiểu đoàn 6 phòng không ở Phủ Lý thì nghe tin trận địa Đình Tràng trúng bom. Ông thắt ruột gan nhớ từng gương mặt cô dân quân trẻ trung, hồn nhiên mà ông mới còn cười trêu hôm trước.
TT - Trên đài bia tưởng niệm mười cô gái Lam Hạ có hai cái tên viết liền nhau là Nguyễn Thị Thu và Nguyễn Thị Thi. Cô gái tên Thu sinh năm 1948, Thi sinh năm 1950. Họ cùng quê Đình Tràng và cùng hi sinh ngày 1-10-1966. Ở nghĩa trang liệt sĩ Lam Hạ, hai nấm mộ của Thu, Thi cũng nằm chung một dãy, đầu quay về hướng thủ đô Hà Nội.