10 cách thú vị để học từ mới trong tiếng Anh |
1. Đọc bất kì các loại sách nào
Đây là một hoạt động rất quan trọng bởi chỉ có đọc mới là cách tốt nhất để tiếp xúc với nhiều từ vựng mới và phong phú.
Đọc bất kể thể loại sách báo, tạp chí, tiểu thuyết, truyện tranh, sách dạy nấu ăn, may vá nào bạn yêu thích. Trong đó, tốt hơn là các loại sách về văn học.
Bên cạnh đó, một cách tiết kiệm và đơn giản nhất là đọc báo trực tuyến bằng tiếng Anh hằng ngày. Đó là một kho kiến thức từ vựng bao la mà dễ tìm nhất.
Ngoài tiếp xúc với các từ mới, việc đọc thường xuyên cũng sẽ hỗ trợ kĩ năng đọc hiểu văn bản, một trong những kĩ năng quan trọng nhất trong các kì thi tiếng Anh nói chung.
2. Hiểu bối cảnh
Phương pháp này rất hữu hiệu để người học tiếng Anh thực sự học được từ vựng. Bởi có hiểu được bối cảnh, người nói mới có thể sử dụng được từ vựng một cách chính xác, đúng lúc, đúng chỗ và làm chủ ngôn ngữ như một người bản xứ.
Bối cảnh còn hỗ trợ người học tạo ra những điểm nhấn hoặc dấu ấn đặc biệt gắn liền với nghĩa của từ vựng đó. Vì vậy, người học sẽ nhớ lâu hơn.
Để sử dụng được từ lóng, thành ngữ một cách chính xác thì việc hiểu về bối cảnh là không thể thiếu. Nếu không hiểu bối cảnh dùng từ, việc hiểu lầm, hiểu sai, sử dụng từ một cách vô duyên, bất lịch sự là không thể tránh khỏi.
3. Mở rộng trường từ vựng
Nếu học và chỉ hiểu nghĩa của một từ, người học khó lòng mở rộng kho từ vựng. Ngay khi biết một từ ngữ mới, người học có thể dùng từ điển để tra nghĩa bằng tiếng Anh và tìm kiếm những từ có liên quan cùng chủ đề, từ trái nghĩa, đồng nghĩa, các loại từ. Ví dụ, khi biết từ “care” (động từ “chăm sóc”), người học có thể tra cứu thêm các từ có liên quan như “careful” (cẩn thận), “carefree” (vô tư), “careless” (bất cẩn), “take care” (chăm sóc). Chỉ với một từ, người học có thể biết thêm được anh em, họ hàng của từ đó. Do mặt ngữ nghĩa và cách viết có liên quan tới nhau, việc học từ mới và ghi nhớ sẽ trở nên dễ dàng hơn.
4. Đặt câu
Thực hành phương pháp hiểu bối cảnh giúp người học biết cách sử dụng từ vựng để đặt câu. Đối với não bộ, để ghi nhớ một kiến thức nào đó, bạn phải khiến nó được hoạt động tích cực trong quá trình học tập. Qua đây, người học hiểu được nghĩa và biết sử dụng trong bối cảnh rõ ràng.
Cụ thể, khi học một từ mới, bạn nên tra cứu trường từ vựng, đặt nhiều câu với các loại từ (danh từ, động từ, tính từ, trạng từ) và ở chì khác nhau.
5. Ghi âm lại giọng của mình
Bằng cách nghe lại giọng nói của chính mình và cảm nhận sự chuyển động của vòm miệng trong khi phát âm, đây là cách bạn đang cùng lúc kết nối tai, miệng với não bộ.
Trong quá khứ, nếu đã học tiếng Anh nhưng lại không thực hành trong một thời gian dài, bạn có thể nhớ “mang máng” đã từng thấy từ đó ở đâu đấy nhưng không thể nhớ chính xác nghĩa. Tuy nhiên, bằng cách nói chuyện hằng ngày bằng tiếng Anh, bạn sẽ ghi nhớ từ vựng dễ dàng hơn.
6. Làm “flashcard”
Flashcard (thẻ từ vựng) là một phương pháp học ngoại ngữ khá phổ biến. Với những tấm thẻ nhỏ gọn, bạn có thể mang chúng theo để học ở bất kì đâu, dán vào góc học tập, tường nhà bế, đầu giường hoặc gắn vào móc chìa khóa.
Mỗi ngày, bạn có thể mở các tấm thẻ ra, đọc từ vựng và có gắng nhớ lại nghĩa từ trước khi lật mặt sau của tấm thẻ để kiếm tra nghĩa.
7. Ghi chép
Những người thực sự muốn tiến bộ khi học ngoại ngữ là người luôn có trong tay một cuốn sổ nhỏ và cây bút. Khi nghe thấy một từ, câu hay một thành ngữ hay trong phim hay bài hát, họ sẽ liền ghi chép vào sổ tay trước rồi mới về nhà tra cứu nghĩa sau.
8. Chơi trò chơi
Lúc vui vẻ, con người có khả năng ghi nhớ tốt hơn. Vì thế, nhiều trường học thường thiết kế giáo án ngoại ngữ bằng một trò chơi vui nhộn để người học nhanh chóng hiểu và nhớ bài lâu. Trong đó, những trò chơi bổ ích và được áp dụng phổ biến như như: Stop the bus, bingo, crossword,…
9. Nói thật nhiều
Học ngoại ngữ có hai lý do chính khiến nhiều người dù viết rất tốt nhưng lại không thể nói được đó là suy nghĩ chỉ đặt nặng việc học ngữ pháp hoặc rụt rè sợ mình phát âm sai, không hay nên luôn im lặng.
Các trung tâm ngoại ngữ đều tổ chức lớp học thành những nhóm nhỏ. Mỗi tuần, giáo viên đều thay đổi một chủ đề để học viên có cơ hội vận dụng từ vựng và diễn đạt ý theo cách của mình.
Nếu không có một người bạn là người bản xứ, bạn có thể thành lập những nhóm nhỏ gồm những người bạn cùng yêu thích học ngoại ngữ và mong muốn cải thiện khả năng nói của mình để luyện tập cùng nhau. Quan trọng nhất trước khi luyện nói, người học phải tự tin vào chính mình và không ngại phát âm sai.
10. Lặp đi lặp lại
Người Anh có câu nói “Repetition is the key to success” (Lặp đi lặp lại là một chìa khóa để thành công). Mỗi ngày, người học nên tạo cho mình thói quen là dành một khoảng thời gian nhất định để thực hành với ngoại ngữ. Bài học mới sẽ chẳng có giá trị gì nếu người học quên hết bài cũ.
Đó là lý do vì sao phải thực hành thật nhiều.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận