Bánh xèo, bánh khọt, trái cây - những món ăn đặc trưng của du lịch miền Tây - Ảnh: GIA TIẾN
Có thể thấy, sau nhiều năm, sản phẩm du lịch của mỗi khu vực, mỗi tỉnh thành đều rất ít thay đổi. Các công ty du lịch và khách du lịch đều chịu cảnh đi một tỉnh là biết hết một khu vực vì sản phẩm du lịch na ná nhau. Từ đó, hứng thú của du khách giảm, dẫn đến việc người Việt thích đi nước ngoài hơn.
Tôi ví dụ, nếu bạn đi miền Tây, đa số các tour sẽ là bơi xuồng, tham quan vườn trái cây, nghe đờn ca tài tử, tát đìa, ăn cá tai tượng chiên xù, cá lóc nướng… Tour ở Vĩnh Long cũng vậy, qua Tiền Giang, Bến Tre cũng chỉ có thế. Tình trạng này không chỉ có ở miền Tây, mà phần lớn các địa phương trên cả nước đều gặp phải.
Và theo tôi, muốn du lịch phát triển phải có nhiều sản phẩm, có nhiều "áo mới". Chứ áo dù đẹp, mặc mãi một chiếc cũng nhàm.
Để giữ du khách ở lại lâu và muốn đi thêm nhiều lần nữa, ngoài sản phẩm mới, sự trải nghiệm mà sản phẩm mang lại cho du khách là điều tối quan trọng.
Tôi ví dụ, cũng là hành trình về miền Tây, nhưng tại sao một chuyến đi về nhà bạn chơi chúng ta lại thích hơn đi theo tour du lịch? Lý do là sự trải nghiệm mà hai hành trình mang lại hoàn toàn khác biệt.
Về nhà bạn chơi, bắt cá thật dưới ao, lấm lem bùn đất mà nhớ mãi - Ảnh: GIA TIẾN
Nếu đi tour, bạn chỉ có thể tát mương trong ao đã trát ximăng, cá lóc được thả sẵn mà con nào con nấy cũng đừ hết vì một ngày bị bắt đi bắt lại không biết bao nhiêu bận, vào vườn trái cây tham quan thì đông khách quá, thấy người nhiều hơn thấy trái. Đờn ca tài tử thì diễn viên hát như máy khiến cái thần, cái chân thật nó giảm đi rất nhiều.
Ngược lại, nếu về nhà bạn chơi, chúng ta sẽ được ra vườn bắt cá thật dưới ao, đầu tóc lấm lem bùn đất. Hái trái hái rau trong khu vườn rộng rãi, tất cả tươi xanh, vào bếp nấu ăn cùng gia chủ rồi tối ngồi trải chiếu nhâm nhi vài ly rượu đế, hát vài câu vọng cổ. Như vậy, sự trải nghiệm ở nhà bạn chân thật hơn.
Chính sự chân thật, có phần không chỉn chu đó làm cho ta thích thú. Và đó cũng là điều mà một người khách du lịch như tôi cần.
Hãy cởi bỏ những sản phẩm, điểm đến cũ, cứng nhắc, hãy giúp người dân tạo ra nhiều điểm đến mới, trải nghiệm chân thật hơn với giá cả cũng hợp lý hơn cho du khách. Khai thác được hết tài nguyên có trong người dân: họ là hướng dẫn viên địa phương, họ là người nấu những bữa ăn đặc sản, họ được hưởng lợi và làm giàu từ chính mảnh vườn, thửa ruộng của mình thì lúc đó lo gì không có sản phẩm mới.
THANH THÚY
Thật ra hiện nay cũng có nhiều người trẻ bỏ phố về vườn, làm ra những homestay, farmstay để đón du khách. Khách được trải nghiệm nhiều hoạt động thường ngày tại địa phương. Và tôi cũng như bạn bè đồng trang lứa đều rất thích cách làm này.
Tuy nhiên, tôi thấy nó vẫn khá rời rạc, không phải là sản phẩm mang tính đặc trưng của tỉnh mà chỉ tự phát từ vài cá thể.
Cần tận dụng quảng bá du lịch trên mạng xã hội
Sau sự hấp dẫn của sản phẩm, làm thế nào để khách du lịch biết được sự hấp dẫn đó? Hiện nay, để truyền thông, tôi thấy mạng xã hội là một kênh hiệu quả, được cả thế giới tận dụng để quảng bá du lịch.
Giải pháp trong lúc này, theo tôi, ngành du lịch các cấp cần bắt tay với các công ty truyền thông chuyên nghiệp để truyền thông điểm đến sao cho thật sáng tạo, hấp dẫn, độc đáo. Nếu vẫn theo cách làm cũ, chỉ tổ chức các media trip, cho công ty du lịch vài lần tham quan rồi phó mặc các công ty tự quảng bá, du lịch các tỉnh vẫn không thể khởi sắc.
Mỗi đài truyền hình tỉnh (trừ đài truyền hình quốc gia) có được 1 đến 2 chương trình du lịch, nhưng khung giờ phát sóng lại ít người xem, nếu có kênh phát sóng riêng thì cũng là kênh ít được chú ý. Còn mạng xã hội Youtube/ Facebook/ App, các trang báo điện tử… thì các tỉnh thành lại không mặn mà quảng bá, trong khi hiện nay đây là hình thức tiếp cận du khách nhanh nhất.
Giải pháp trong lúc này là ngành du lịch các cấp cần đứng ra giúp các nhà đài, công ty truyền thông và các tỉnh thành hợp tác với nhau để truyền thông điểm đến. Nhà đài và công ty truyền thông hỗ trợ sóng, sáng tạo chương trình du lịch mới để quảng bá điểm đến, hỗ trợ chi phí quay phát các video ẩm thực, danh lam thắng cảnh. Về mạng xã hội, các tỉnh thành phải đào tạo được người quản lý và sáng tạo nội dung trên các nền tảng để quảng bá sản phẩm.
Cuối cùng, cũng chuyện truyền thông, tôi thấy việc quảng cáo tour tuyến mới trên các phương tiện giao thông, các địa điểm công thu hút người dân hiện nay còn bị xem nhẹ. Hiện nay, những vị trí đắc địa này thấy chỉ quảng cáo cho những ngành nghề mang lại giá trị kinh tế cao, còn du lịch thì lại không mấy được quan tâm!
Trong ngày 18-5, email [email protected] đã nhận được 18 bài tham gia cuộc thi "Quê hương tôi" của bạn đọc từ khắp nơi gửi về. Cụ thể của các bạn đọc sau đây: Trương Thanh Liêm (5 bài), Thu Hiền (2 bài), Phan Anh Thư (5 bài), Nguyễn Hà Tiên, Thanh Thúy, Nguyễn Xuân Phương, Lê Tấn Thời, Han Nguyen, Chung Thanh Huy.
BTC
Diễn đàn du lịch Ấn tượng Việt Nam do báo Tuổi Trẻ tổ chức, với sự đồng hành của Vinpearl, hãng hàng không Vietjet Air, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist). Diễn đàn gồm các hoạt động truyền thông, cuộc thi Quê hương tôi dành cho bạn đọc và các sự kiện tại nhiều địa phương trên cả nước. Diễn đàn mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bài dự thi trên cả nước.
Thể lệ cuộc thi "Quê hương tôi" (19-5-2020 - 15-8-2020)
Nhằm giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp đất nước, phong tục, tập quán, con người Việt Nam cũng như thúc đẩy phục hồi ngành du lịch sau dịch COVID-19, báo Tuổi Trẻ tổ chức cuộc thi viết "Quê hương tôi". Thể lệ cuộc thi như sau:
Chủ đề cuộc thi:
- Giới thiệu, chia sẻ cảm nhận của bạn đọc về những nét độc đáo của quê hương mình đến với mọi người Việt Nam, nhằm thúc đẩy ngành du lịch nội địa hồi phục nhanh chóng sau dịch COVID-19 (chú trọng đến yếu tố tình cảm, nhân văn, cảnh đẹp của con người, vùng đất thông qua sự kiện, lễ hội, văn hóa, ẩm thực, địa danh, trang phục truyền thống...).
Đối tượng tham gia:
- Tất cả người Việt Nam, không giới hạn độ tuổi, nghề nghiệp.
Thời gian nhận tác phẩm:
- Từ ngày 19-5-2020 đến hết ngày 15-8-2020.
Quy cách bài dự thi:
- Bài viết tối đa 800 chữ, khuyến khích kèm theo ảnh, video minh họa.
- Bài viết được thể hiện bằng tiếng Việt.
- Tác giả ghi địa chỉ, điện thoại, email (nếu có) để ban tổ chức (BTC) liên lạc.
- Bài dự thi chưa từng tham gia bất kỳ cuộc thi viết được tổ chức trước đây, hiện không tham gia trong bất kỳ cuộc thi viết đang được tổ chức. Bài dự thi chưa từng được đăng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.
Cách thức tham gia:
- Bài viết dự thi gửi đến BTC theo 2 cách:
+ Gửi qua địa chỉ email [email protected]
+ Gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ: Báo Tuổi Trẻ - 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Ngoài bì thư ghi rõ tham gia cuộc thi viết "Quê hương tôi".
- Bạn đọc vào trang web để xem bài dự thi đã qua sơ loại.
Cơ cấu giải thưởng:
Giải chung cuộc:
• 1 giải nhất: Trị giá 20 triệu đồng, gồm 10 triệu đồng (hiện kim) + voucher du lịch trị giá 10 triệu đồng.
• 2 giải nhì: Mỗi giải trị giá 15 triệu đồng, gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + voucher du lịch trị giá 10 triệu đồng.
• 3 giải ba: Mỗi giải trị giá 10 triệu đồng, gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + voucher du lịch trị giá 5 triệu đồng.
• 10 giải khuyến khích: Mỗi giải trị giá 2 triệu đồng (hiện kim) + voucher du lịch trị giá 3 triệu đồng.
- Người đoạt giải thưởng được hỗ trợ 2 đêm phòng khách sạn để tham dự lễ trao giải, khách sạn do BTC chọn và đặt phòng.
- Lễ trao giải dự kiến diễn ra trước 30-8-2020.
Quy định chung:
- Tác giả chịu trách nhiệm về tính chính xác các thông tin trong bài viết và bản quyền bài viết.
- Cán bộ, phóng viên, công nhân viên báo Tuổi Trẻ và các đơn vị đồng hành chương trình này được tham gia viết bài nhằm cổ súy cho hồi phục du lịch Việt Nam nhưng không được xét chấm giải.
- Trong thời gian diễn ra cuộc thi, bài dự thi được chọn đăng trên báo in báo Tuổi Trẻ, TTO sẽ được báo Tuổi Trẻ trả nhuận bút.
- BTC được quyền sử dụng bài dự thi đoạt giải cho mục đích tuyên truyền, đối ngoại, in ấn các tài liệu quảng bá tiếp thị cho mục đích phát triển du lịch Việt trong và sau cuộc thi. Đối với bài dự thi không đoạt giải nhưng được sử dụng cho mục đích vừa nêu sẽ được trả nhuận bút 300.000 đồng/bài.
- Người đoạt giải chịu trách nhiệm đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Giải thưởng bằng hiện vật sẽ không được quy đổi thành tiền.
- Nếu có bằng chứng hiển nhiên người tham gia gian lận và sao chép tác phẩm thì kết quả của người thắng cuộc sẽ bị hủy bỏ.
- Nếu có một vấn đề phát sinh trong hoặc sau cuộc thi, mà vấn đề này nằm ngoài quy định đang có, BTC có toàn quyền thảo luận để đưa ra quyết định xử lý vấn đề.
BAN TỔ CHỨC
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận