TTCT - Đã đến lúc đào tạo y khoa phải hòa nhập với thế giới. Nhiều ý kiến cho rằng đào tạo y khoa ở VN có quá ít thời gian cho thực hành. Sinh viên thường phải chen chúc nhau để được nhìn rõ thao tác của thầy, cô trong giờ thực tập ở bệnh viện-Ảnh tư liệu Nhưng thử hỏi các thầy cô có tích cực trong việc truyền thụ kiến thức cho sinh viên hay không, hay chỉ dành một chút đầu giờ rồi chạy đi phòng mạch? Khi sinh viên thực hành, một bệnh nhân mà mấy chục sinh viên vây quanh, họ nhìn thấy được cái gì mà học? Sinh viên y khoa ở nước ngoài thông thường sẽ được học thực hành trên mô hình giống hệt như người thật, có phần mềm chấm điểm gắn kèm để sau mỗi kỹ thuật, phần mềm sẽ chấm điểm xem sinh viên thao tác chuẩn hay chưa. Chỉ khi học xong ĐH và bước vào giai đoạn đào tạo sau ĐH, họ mới được thăm khám cho bệnh nhân. Ở nước ngoài cũng như ở VN, bệnh nhân đều rất ngại để sinh việc thực tập khám cho họ. Nhưng vì sao sinh viên y ở nước ngoài vẫn sớm làm việc độc lập được hơn sinh viên VN? Đó là do sự tận tụy truyền dạy của người thầy và thời gian học y khoa đích thực là để học chuyên môn. Ở VN thời gian học y khoa là sáu năm, không quá ngắn nhưng sinh viên lại phải học quá nhiều, trong đó có nhiều môn phụ không cần thiết. Trước đây mới chấm dứt chiến tranh, đào tạo y khoa ở mình là đào tạo bác sĩ đa khoa, kiểu bác sĩ tuyến xã, huyện, cái gì cũng biết nhưng không chuyên sâu, chưa chú trọng đến chuyên khoa. Một vấn đề nữa là môi trường thực hành, ở nước ngoài trường ĐH y có bệnh viện riêng, nước mình thì trường và bệnh viện lại tách rời. Trong khi vào trường 300 em thì ra trường cũng xấp xỉ 300 em, chỉ các em bị ốm đau hoặc chuyển nghề mới không ra trường cùng các bạn, sàng lọc trong thời gian học hầu như không có. Điều này khác hẳn ở nước ngoài. Đang có những bất cập trong đào tạo y khoa ở VN, mà đào tạo ở đây là các trường y công lập và có truyền thống, còn các trường mới mở, điều kiện giảng viên và tuyển đầu vào sẽ hạn chế hơn các trường y có truyền thống. Khi đó bên cạnh việc gặp phải những vấn đề như bác sĩ ở các trường công lập đã gặp, các bác sĩ tương lai ở các trường mới mở sẽ gặp phải thêm hai vấn đề là năng lực đầu vào và thái độ học tập. Nghề y gắn bó với tính mạng con người, như ở nước ngoài chuyên khoa nào càng nguy hiểm, bệnh nhân dễ tai biến thì thời gian học chuyên khoa càng dài, dài nhất có khi là năm năm, trong khi chuyên khoa học ngắn nhất chỉ hai năm. Tôi cho rằng không nên mở rộng đào tạo khi chưa đủ những điều kiện về cơ sở thực hành và giảng dạy. ■ Tags: Đào tạo ngành yThấy gì mà họcHọc gì ở ngành yNgành y hội nhập
Ông Medvedev: Nga sẽ đáp trả hạt nhân nếu phương Tây chuyển giao vũ khí này cho Ukraine NGHI VŨ 26/11/2024 Theo ông Medvedev, một khi phương Tây chuyển giao vũ khí hạt nhân cho Ukraine, Matxcơva có thể xem đó là một cuộc tấn công vào Nga.
Bất động sản, ai ai cũng... khóc ÁI NHÂN 26/11/2024 Lâu nay nhiều người cứ nghĩ làm bất động sản dễ ăn lắm, giá nhà đất cứ lên vù vù mới có chuyện "một người cười, chín người đau".
Những triền đồi phủ hồng khiến du khách xôn xao đến Đà Lạt M.V 26/11/2024 Mùa nắng lạnh, Đà Lạt lung linh những triền đồi phủ hồng khiến du khách xôn xao tìm đến.
Giá cà phê cao chưa từng thấy khi vào chính vụ, nông dân thành 'đại gia' NGUYỄN TRÍ 26/11/2024 Giá cà phê có xu hướng tăng dần khi vào chính vụ khiến nhiều nông dân phấn khởi bởi 'chưa năm nào vào vụ mà giá cao như năm nay'.